Nguyên tắc trong thiết kế logo


Tạo ra một logo là một quá trình mà bạn phải vận dụng cả khoa học, tâm lý học, sáng tạo nghệ thuật và (trong phần lớn các trường hợp) sự may mắn.
A. Nguyên tắc cấu tạo.
 1. Đường nét.

-      Các đường nét tạo nên các kiểu trang trí, biểu tượng, hình ảnh.

-      Phải được sử dụng, bố trí một cách khôn khéo để truyền đạt thông điệp minh bạch.

-      Mỗi đường nét sử dụng phải được bố trí hoàn hảo tạo nên mẫu vẻ hiệu quả nhất.

-      Các đường gợn sóng gợi nên chuyển động dùng mô tả các hoạt động hay sản phẩm liên quan đến hàng hải.

-      Các đường lan tỏa ám chỉ tia sáng mặt trời hoặc các chức năng tích cực, các chuyển động trực tiếp.

-      Các đường lan tỏa cũng có thể ám chỉ chuyển động như nan hoa của bánh xe liên tưởng sự tiến nhanh của công ty.

-      Có thể sáng tạo đường nét để đem lại sự đối xứng, tương phản, tiêu điểm, sự xoay, phản chiếu, chuyển động.

-      Có thể sáng tạo bằng tay hay dụng cụ như Compa, cọ, bút chì.

-      Có thể được vẽ với sự trau chuốt, nét đặc, nét gãy, chiều ngang, chiều dọc, chiều chéo hay tự do gợi cảm giác uốn lượn, tiến triển, phối cảnh hoặc nhịp điệu thông thường.

-      Sử dụng để thể hiện một vật thể hay một ngụ ý quan trọng.

-      Đảm bảo kết nối các đường nét khác nhau trong một logo một cách dung hòa.

-      Các đường nét phải được tạo ra theo một phong cách chặt chẽ để tạo nên các hình khối và họa tiết cân xứng.

2. Không gian.

-      Đóng vai trò rất quan trọng ảnh hưởng đến toàn bộ mẫu thiết kế.

-      Một logo được giới hạn về hình thức: kích thước và không gian, phải bố trí cho tất cả các thành phần của mẫu vẽ nằm trong một không gian giới hạn những phải phát huy tối đa tính thẩm mỹ, ngụ ý, tính biểu trưng cho hình ảnh công ty.

-      Các hình tượng phải bố trí có không gian xung quanh chúng.

-      Các khối hình học phải nổi bật so với không gian xung quanh.

-      Tránh nhồi nhét, rối rắm trong mẫu thiết kế.

-      Có những khoảng tối – âm, sáng – dương trong một logo.

-      Các hình khối, không gian được kết hợp thành một khối rõ ràng, không gây cảm giác mù mờ.

3. Bố cục.

-      Gọn gàng.

-      Hình thể đơn giản, khúc chiết.

-      Đường nét, diện mảng, màu sắc phải cô đọng, không rối rắm.

4. Hình thức: phong phú.

-      Hình tròn.

-      Hình vuông.

-      HÌnh chữ nhật, thoi, tam giác.

-      Một đường thẳng, một nét nhấn trong một dòng chữ.

-      Một đường cong hay một hình thể tự do.

5. Màu sắc.

-      Hài hòa: Yếu tố tương phản, các màu cực mạnh (tạo tông màu mạnh), sự liên tưởng mạnh, các màu trung gian (tao nhã), màu pha trộn dẫn đến nhẹ nhàng.

-      Tiết giản đến tối đa tránh sử dụng quá nhiều màu, rối rắm, lấn lướt hình tượng dẫn đến khó năm bắt được thông tin từ Logo.

-      Các công ty thường đòi hỏi tối đa không quá 3 màu - một màu là tốt nhất, thuận lợi cho việc quảng cáo và in ấn.

-      Phải tạo ra được màu sắc cố định.

-      Tạo thành một dấu hiệu nhận biết.

-      Liên quan mật thiết đến nền.

Ví dụ: Logo Coca Cola có đường chỉ đỏ trắng hai màu, khi quảng cáo sử dụng hai màu đỏ trắng, thêm một đường chỉ thì người ta nhận biết đó là sản phẩm của Cocacola.

B. Quy luật căn bản.

1. Sự tối giản.

-      Yêu cầu lược bỏ tối đa, gạn lọc đến cùng các yếu tố tạo hình chỉ để lại những gì đơn giản nhất, tinh túy nhất.

-      Cô đọng, xúc tích về ý nghĩa để dễ nhận biết, dễ phân biệt, gây ấn tượng sâu, mạnh, tiện lợi cho việc sử dụng.

2. Sự cân bằng.

-      Mỗi thành phần của mẫu vẽ đều cần có nhau để đạt được trạng thái cân bằng, đồng nhất theo quy luật đối xứng, bất đối xứng.

-      Đảm bảo hai khía cạnh:

+      Các hình khối, đường nét, khoảng cách được ghép nối một cách tinh tế cân bằng.

+      Yếu tố tĩnh – âm, động – dương.

3.Tỷ lệ.

-      Khảo sát, nghiên cứu tỷ lệ rất quan trọng trong thiết kế.

-      Sử dụng thích ứng các hình khối, khuôn khổ liên quan với nhau.

-      Với mọi kích thước diện tích thiết kế có thể chia ra theo nhiều tỷ lệ nhằm gây chú ý, sức hút khác biệt nhau.

-      Các đường nét, bóng chìm, hình khối, chất liệu, màu sắc tạo nên tiêu điểm giúp mắt phản ứng khác nhau tùy thuộc vị trí của chúng trong mẫu thiết kế.

4. Sự trang nhã.

-      Yếu tố truyền thống, văn hóa, xã hội.

-      tính chân phương, mỹ thuật.

5. Sự hài hòa: Hai mặt.

-      Tính đồng nhất trong các motif, các thành phần thiết kế.

-      Tính cân bằng các thành phần thiết kế phải hài hòa về hình dáng và màu sắc.

6. Nhịp điệu.

-      Cần đạt được “tính đồng nhất trong đa dạng”: nét vẽ, đường nét, hình khối đa dạng nhưng có thể thay thế cho nhau, mạnh mẽ, sinh động.

-      Khuôn dáng, tỷ lệ đưa ra hình thành một cách tự nhiên.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét